Thứ Ba, Tháng 2 4, 2025
HomeĐồ chơi thủ công3 Món đồ chơi thủ công cho bé và lợi ích vai...

3 Món đồ chơi thủ công cho bé và lợi ích vai trò khi tự làm đồ chơi

Trong quá trình phát triển của con trẻ, đồ chơi thủ công cho bé là một trong những loại đồ chơi giúp bé phát triển toàn diện về khả năng tư duy và kĩ năng sáng tạo. Từ những giai đoạn đầu của xã hội, loại đồ chơi thủ công đơn giản này đã bắt nguồn từ nhu cầu và sự sáng tạo tự nhiên của con người như làm diều bằng giấy, chế tạo lồng đèn từ vỏ chai hay tạo hình đồ vật bằng lá cây.

Những món đồ chơi tự làm này, giúp quá trình lên lớn của trẻ trở nên gần gũi với thiên nhiên, đồng thời tăng khả năng tự quan sát, kiên nhẫn và khám phá thế giới quan theo cách chân thực hơn.

3 món đồ chơi thủ công cho bé và cách tự làm đồ chơi mà phụ huynh cần tham khảo:

1. Đèn Lồng Ông sao Trung Thu

Đèn lồng Ông sao là món đồ chơi đơn giản mang biểu tượng truyền thống của lễ hội Trung Thu tại Việt Nam. Đây cũng được xem là món đồ chơi thủ công, gắn liền với nhiều thế hệ người Việt mỗi dịp trăng rằm. Cùng xem hướng dẫn chi tiết cách tự làm đồ chơi này bạn nhé:

Nguyên vật liệu

  • 10 thanh tre với độ dài 50cm mỗi thanh, vót dẹp, mỏng. 
  • 5 thanh tre dẹp dài 8cm/thanh. 
  • Hồ dán. Giấy kiếng màu vàng và đỏ hoặc màu bé yêu thích. 
  • Kéo, kềm, dây kẽm mỏng.
  • Đèn cầy.

Cách làm:

  1. Dùng 10 thanh tre có độ dài 50cm tạo hình ngôi sao. Với 10 thanh tre chúng ta có được 2 hình ngôi sao.
Ghép các thanh trẻ tạo thành khung lồng đèn Ông sao
Cách làm lồng đèn ông sao. Nguồn ảnh:Internet

2. Dùng kẽm để định hình 2 hình ngôi sao thành 1 mô hình ngôi sao. Dùng 5 thanh tre có độ dài 8 cm căn chỉnh chính giữa tạo hình ngũ giác sao cho có khoảng trống, tạo độ phồng. Lưu ý: 5 chóp đỉnh của ngôi sao và 5 điểm tiếp giáp giữa ngôi sao (hình ngũ giác) cần buộc chặt bằng kẽm để tạo độ phồng mong muốn.

Tạo độ phồng cho khung lồng đèn Ông sao.
Tạo đồng phồng cho khung lồng đèn. Nguồn ảnh: Internet

3. Dán giấy màu lên khung để tạo vỏ ngoài cho đèn lồng.

Dán giấy màu theo sở thích
Dán giấy màu theo khung lồng đèn. Nguồn ảnh: Internet

4. Đặt đèn cầy ở giữa đèn lồng.

Chỉ vài thao tác làm đồ chơi đơn giản, ba mẹ đã cho con trẻ những khoảnh khắc tuổi thơ đắt giá, đồng thời giúp bé hiểu hơn về một trong những lễ hội, văn hóa lớn nhất trong năm của người Việt.

2. Làm chong chóng bằng giấy

Trong ký ức của nhiều người, hình ảnh chiếc chong chóng quay trong gió luôn gợi nhớ về những ngày tháng tuổi thơ hồn nhiên, vô tư. Chong chóng, chỉ là một món đồ chơi thủ công đơn giản được làm từ giấy và vài chiếc que gỗ, nhưng lại chứa đựng niềm vui của con trẻ cũng như là một hình ảnh đẹp về sự bình yên của cuộc sống. Chính vì vậy, dù rằng xã hội ngày nay đã phát triển nhưng món đồ chơi thủ công cho bé này luôn được giữ gìn trọn vẹn.

Nguyên vật liệu

  • Giấy màu bìa cứng.
  • Compa, đinh nhỏ, kéo cắt giấy, keo dán, thước kẻ có độ dài 30cm, bút chì.
  • Que tre vót tròn có độ dài ít nhất 30cm. 

Cách làm:

  1. Cắt giấy màu được chuẩn bị sẵn thành hình vuông, dùng thước kẻ 2 đường chéo hình vuông đó.
  2. Lấy tâm hình vuông để vẽ một hình tròn bằng compa.

    Cắt giấy màu thành hình vuông, kẻ hai đường chéo tạo tâm hình vuông
    Đồ chơi thủ công cho bé thật dễ dàng. Nguồn: Internet
  3. Dùng kéo, cắt các đường chéo hình vuông vừa tạo. Chỉ cắt tới hình tròn, không được cắt tới tâm hình vuông.
  4. Sau khi cắt xong, chúng ta có 4 hình tam cân. Tiếp tục, lần lượt gập một góc của hình tam giác vào tâm hình vuông như hình.

    Làm từng bước để tự làm đồ chơi bé dễ dàng hơn.
    Các bước làm cánh chong chóng. Nguồn: Internet
  5. Dùng keo định hình lại 4 góc vừa gập tại tâm hình vuông, và lắp một chiếc đinh nhỏ vào.
  6. Gắn que tre vào phía chiếc đinh, tạo trục quay tròn cho chong chóng.

Vòng xoay của chong chóng sẽ giúp những đứa trẻ bay xa cùng ước mơ. Đồng thời, cũng là vòng xoay của sự bình yên mỗi khi những đứa trẻ ấy nhìn lại. Ba mẹ hãy hướng dẫn con cách tự làm đồ chơi chong chóng này để những khoảnh khắc, những ký ức quý giá làm hành trang cho bước đường con lớn.

Làm trò chơi thủ công chong chóng cho bé.
4 cánh chong chóng đã thành hình.

3. Tạo hình con vật bằng đất sét.

Đất sét có mặt từ rất lâu trong cuộc sống con người và dưới sự phát triển không ngừng của xã hội, đất sét ngày nay đã có được một bộ màu sắc sinh động, không còn gói gọn chỉ một màu nâu đất giúp các em nhỏ có nhiều cơ hội để sáng tạo và thể hiện cá tính riêng. Loại đồ chơi thủ công này có thể giúp bé tạo hình các đồ vật, sự vật mong muốn như con mèo, con thỏ, cái chén, lọ hoa,…

Ba mẹ có thể chọn một đồ vật quen thuộc trong nhà và khuyến khích con tái hiện lại bằng đất sét. Cách tự làm đồ chơi này không chỉ thú vị mà còn giúp bé phát triển khả năng sáng tạo. Dưới đây là gợi ý cách tạo hình con cá, để ba mẹ cùng con trải nghiệm niềm vui sáng tạo:

Bảng màu sắc sinh động của đất sét.
Đất sét giúp bé sáng tạo không ngừng. Nguồn: Internet.

Nguyên vật liệu

  • Đất sét xanh dương đậm, xanh dương nhạt và màu vàng.
  • Dạo cắt đất sét
  • Bao tay 

Cách làm:

  1. Nặn đất sét màu xanh dương nhạt thành hình bầu dục để làm thân cá.
  2. Nặn thêm đất sét màu xanh dương nhạt làm một đuôi dài và gắn vào thân cá.
  3. Dùng đất sét vàng để tạo mắt, sau đó gắn chúng lên thân.
  4. Nặn thêm các vây cá bằng đất sét xanh và gắn lên lưng và hai bên thân cá

    Tạo hình con cá bằng một mẫu đất sét đơn giản.
    Các bước nặn một chú cá dễ thương. Nguồn: Internet

Đất sét là không chỉ là một món đồ chơi thủ công cho bé mà còn là một công cụ giáo dục hiệu quả mà có thể mua bất cứ đâu. Vì vậy, đất sét luôn nằm trong top những món đồ chơi đơn giản không thể thiếu trong giáo dục mầm non và đời sống thường nhật của bé. Đây là công cụ tuyệt vời giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, biến những ý tưởng thành các món đồ chơi thú vị và độc đáo. Ba mẹ đừng quên mua món đồ chơi này cho con nhé!

Lợi ích và vai trò của đồ chơi thủ công cho bé:

1. Phát triển khả năng sáng tạo

Đồ chơi thủ công cho bé khuyến khích trẻ em tự do sáng tạo, tưởng tượng và thiết kế theo ý thích của mình. Trẻ có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo và cá nhân hóa, từ đó giúp phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.

2. Rèn luyện, phát triển kỹ năng vận động tinh

Thông qua các hoạt động như cắt, dán, nặn, vẽ và làm đồ thủ công, trẻ sẽ rèn luyện sự khéo léo và linh hoạt của các cơ nhỏ, phát triển tối đa kỹ năng vận động tinh thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày như cầm nắm đồ vật, cài nút áo, mang giày dép và nhiều hoạt động tương tự.

3. Khả năng phát triển tư duy logic

Để hoàn thành những món đồ chơi tự làm, trẻ cần phải suy nghĩ về quy trình thực hiện, từ việc lựa chọn nguyên liệu, sắp xếp các bước thực hiện đến việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm. Điều này hoàn toàn giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy logic và tự giải quyết vấn đề.

4. Rèn sự kiên nhẫn, tăng sự tập trung

Việc tạo ra một sản phẩm nhờ vào cách tự làm đồ chơi đòi hỏi thời gian và sự tập trung cao độ. Trẻ phải học cách kiên nhẫn, tỉ mỉ trong từng bước thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Điều này rèn luyện cho trẻ tính kiên trì và sự cẩn trọng.

5. Phát triển trí tuệ cảm xúc

Khi trẻ hoàn thành một món đồ chơi thủ công, chúng cảm nhận được sự thành tựu, niềm tự hào về những gì mình đã làm. Điều này giúp bé nhận biết, trân trọng những thành quả do chính mình làm nên, xây dựng lòng tự tin và trí tuệ cảm xúc, giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân tốt hơn.

6. Khuyến khích khả năng làm việc nhóm và giao tiếp

Khi cùng bạn bè hoặc gia đình làm đồ chơi thủ công, trẻ không chỉ học cách hợp tác và chia sẻ ý tưởng mà còn phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Cách tự làm đồ đồ chơi này giúp trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp, biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho kỹ năng xã hội sau này.

7. Giáo dục về môi trường và tài nguyên

Những món đồ chơi tự làm hoặc thủ công thường khuyến khích trẻ sử dụng nguyên liệu tái chế, từ đó giúp trẻ hiểu về việc bảo vệ môi trường và ý thức tiết kiệm tài nguyên. Trẻ học được giá trị của việc tái sử dụng đồ cũ, biến chúng thành những món đồ mới, góp phần bảo vệ hành tinh xanh.

8. Tạo sự gắn kết gia đình

Tự làm đồ chơi tại nhà sẽ là cách giúp bé gắn kết với ba mẹ. Qua đó, ba mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của con, xây dựng sự hòa hợp và gần gũi. Mỗi thành viên trong gia đình có thể thoải mái chia sẻ quan điểm cá nhân, tạo nên sự đoàn kết, xóa bỏ khoảng cách giữa các thế hệ.

Phát triển kĩ năng sáng tạo nhờ làm đồ chơi thủ công
Đồ chơi thủ công mang lại nhiều lợi ích cho em. Nguồn: Internet

Kết luận

Nhìn chung, đồ chơi thủ công cho bé không chỉ mang lại niềm vui mà còn có lợi ích, vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện các kỹ năng và phẩm chất của trẻ em. Ba mẹ hãy thử làm những đồ chơi thủ công này cùng con nhé. Trẻ vừa học, vừa chơi, vừa khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp bé có những kỉ niệm ấu thơ ý nghĩa hơn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin mới nhất

Bình luận gần đây